Đồng hồ Minh Tường - Thương hiệu hơn 100 năm tại Hà Nội

Tìm hiểu thương hiệu đồng hồ Citizen – Nhật Bản

Khi nhắc đến đồng hồ Nhật Bản, một cái tên không thể bỏ qua đó là Citizen – một trong những thương hiệu đồng hồ đứng đầu về danh tiếng lẫn chất lượng và công nghệ của nền đồng hồ Nhật Bản bên cạnh các thương hiệu như Seiko, Orient, Casio…

Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu CITIZEN

Vào năm 1918, viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha ra đời và đây là tiền thân đầu tiên của thương hiệu Citizen. Sau đó Thị trưởng Tokyo, ông Shimpei Goto đổi tên thành “CITIZEN” với hy vọng đồng hồ không còn là món đồ xa xỉ nữa mà trở nên phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người trên khắp thế giới.

Cuối năm 1924, Citizen bắt đầu thương mại sản phẩm đầu tiên của mình, đó là chiếc đồng hồ bỏ túi sử dụng máy Caliber 16. Và kể từ đó, thương hiệu Citizen vươn lên mạnh mẽ cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là thách thức cực kì to lớn khi ngành công nghiệp sản xuất bị tàn phá nặng nề, nhưng đây cũng là cơ hội để Citizen vượt qua chính mình và vươn tầm thế giới, chủ tịch Eiichi Yamada hiểu rằng tương lai của hãng chính là xây dựng nhiều đại lý phân phối trên toàn thế giới. Và kết quả thì như chúng ta đã nhìn thây ngày nay

Năm 1936, Citizen đã mở rộng thị trường vượt ra ngoài ranh giới Nhật Bản, bằng việc xuất khẩu đồng hồ đến nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á.

Năm 1940, Citizen đã chuyển nhà máy sản xuất đến thị trấn nhỏ cách vị trị cũ của họ ở Tokyo khoảng 200Km. Công ty sản xuất rất nhiều thành phần, trong đó đáng chú ý là máy đo thời gian và bật lửa cho mục đích quân sự.

Năm 1949, thành lập Citizen Trading Company. Tổ chức này kiểm soát việc phân phối và tiếp thị của đồng hồ Citizen trên toàn thế giới.

Năm 1953, Citizen cho ra đời thêm một nhà máy sản xuất đồng hồ, The Rhythm Clock Co. (hiện nay có tên là The Rhythm Watch Co., Ltd).

Năm 1956, là cột mốc rất quan trọng đối với thương hiệu Citizen. Khi họ là công ty đồng hồ Nhật Bản đầu tiên cho ra đời dòng đồng hồ chống sốc với tên gọi là Parashock.

Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu CITIZEN

Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu CITIZEN

Năm 1958, Citizen cho ra đời chiếc đồng hồ tự động với bộ máy Cal.3KA, đây được coi là chiếc đồng hồ đắt nhất Nhật Bản lúc bấy giờ khi được đính kèm thêm 19 viên đá quý. Ngoài ra, Citizen còn cho ra đời dòng đồng hồ Citizen Deluxe được trang bị bộ máy Cal.920, dòng đồng hồ này thu hút rất nhiều khách hàng với doanh số hơn 100 triệu chiếc.

Đến năm 1959, Citizen trở thành nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên của Nhật Bản cho ra đời chiếc đồng hồ chịu nước với tên gọi Citizen Parawater sử dụng bộ máy Cal.920(2B).

Citizen Parawater

Citizen Parawater

Bắt đầu từ năm 1970, Citizen bắt đầu vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đồng hồ Nhật Bản và Thụy Sỹ nổi tiếng lúc bấy giờ. Năm 1970, chứng kiến sự ra đời của chiếc đồng hồ Titanium đầu tiên trên thế giới – X-8 Chronometer.

Năm 1972, Citizen phát triển dòng đồng hồ Sports Master, với tính năng Chronograph tự động, được đặt tên là Easter Rabbit. Dòng đồng hồ này sử dụng bộ máy Cal.8110, trong đó bao gồm một cơ chế thiết lập lại zero.

Năm 1973, Citizen cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên của mình, sử dụng bộ máy Cal.8810

Năm 1975, Citizen mở rộng thị trường sang Mỹ và thành lập công ty Citizen Watch Co. of America.

Năm 1978, Citizen giới thiệu siêu phẩm đồng hồ với bộ máy thạch anh Quartz 790 chỉ dày chỉ 0.98mm.

Đến năm 1980, Nhật Bản trở thành nhà sản xuất đồng hồ và bộ máy đồng hồ lớn nhất thế giới. Và trong năm này, Citizen cho ra đời chiếc đồng hồ nữ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới.

Đến cuối năm 1981, Citizen phát hành chiếc đồng hồ Citizen Professional Diver 1300m , vào thời điểm đó đây là chiếc đồng hồ chống nước tốt nhất thế giới.

Citizen Professional Diver 1300m

Citizen Professional Diver 1300m

Năm 1985, chứng kiến sự ra đời của đồng hồ đầu tiên trên thế giới trang bị một máy đo độ sâu – Depth Sport Meter.

Năm 1997, Citizen ra mắt dòng đồng hồ Exceed Eco-Drive cho thị trường Nhật Bản, với độ chính xác +/- 10 giây cho mỗi năm.

Năm 1998, chứng kiến sự ra đời của phiên bản đồng hồ Promaster Eco-Drive Aqualand, chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới hoạt đồng bằng năng lượng mặt trời có thể lặn sâu ở dưới biển. Cũng trong năm 1998, Citizen công bố bộ máy thạch anh nhỏ nhất thế giới được trang bị cho chiếc đồng hồ Exceed Lady’s Eco-Drive.

Ngày 10 tháng 1 năm 2008, Citizen mua lại Công ty đồng hồ Bulova của Mỹ, bao gồm tất cả các thương hiệu trực thuộc như: Bulova, Caravelle, Wittnauer và Acctron trị giá 247 triệu đô. Cho tới ngày nay, Citizen là một trong những nhóm công ty công nghiệp lớn nhất Nhật Bản, với 80 công ty con trải khắp 5 châu lục. Doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỉ đô. Có thể nhận thấy, đằng sau sự thành công của một thương hiệu CITIZEN lớn mạnh là nỗ lực bền bỉ và những bước đi đầy khôn ngoan.

Hiện nay, Đồng Hồ Minh Tường là một trong những đại lý chính thức của Citizen tại Việt Nam, chúng tôi phân phối các dòng sản phẩm Citizen Automatic, Quartz, đặc biệt có rất nhiều sản phẩm thuộc dòng Citizen Eco-Drive sử dụng năng lượng ánh sáng với chỉ khoảng từ 2 triệu đồng. Kèm theo đó là chính sách bảo hành cực kì đảm bảo như sau:

  • 1 Phiếu Bảo Hành (hoặc Thẻ Bảo Hành/Sổ Bảo Hành) của hãng có giá trị bảo hành Quốc tế (Thời gian bảo hành tùy theo quy định của từng hãng).
  • 1 Phiếu Bảo Hành của Minh Tường thời hạn 3 năm về máy và pin với tất cả các sản phẩm

Bấm nút dưới đây để lựa chọn mẫu đồng hồ Citizen mới nhất hiện này!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

zalo call